9 Dấu Hiệu Của Bệnh Trầm Cảm Nhẹ Không Thể Bỏ Qua

Theo thống kê chính thức của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay đã có trên 350 triệu người mắc phải trầm cảm ở các mức độ khác nhau với khoảng  1 triệu người tự tử hằng năm vì trầm cảm. Thật không thể tượng tượng được điều gì sẽ xảy đến với nhân loại nếu như tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra và gia tăng mỗi năm. Người ta dần sẽ tự tìm đến cái chết mà không phải đợi bất kì một ai đó sát hại hay một quái chứng nan y nào tàn phá cơ thể mình?  Phải chăng thế giới sẽ chết dần chết mòn bởi kẻ sát nhân “Trầm cảm”?

Người bị trầm cảm thường có tâm trạng chán chường, tự cô lập bản thân

Điều đó sẽ không xảy ra nếu bệnh trầm cảm được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ông bà xưa dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi thế chúng ta nên chữa trị từ lúc “bệnh mới nhen nhúm” chứ không đợi đến khi bệnh trở nặng rồi mới bắt đầu chạy chữa . Như vậy việc chữa bệnh sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị cũng kéo dài hơn rất nhiều. Vậy dựa vào đâu để nhận biết được một ai đó đang mắc phải “trầm cảm” khi bệnh còn ở mức độ nhẹ hay “Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ”  là gì?

Dựa trên các hệ thống chuẩn quốc tế về phân loại bệnh rối loạn tâm thần như: ICD-10, DSM và những kinh nghiệm thực tế của bác sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này, v.v…  nhìn chung, đa phần đều đề cập và xác định “Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ” là khi bệnh nhân mắc phải ít nhất 2 trong số các triệu chứng phổ biến dưới đây với thời gian tối thiểu khoảng 2 tuần ở mức độ nhẹ:

  • Đầu tiên có thể dễ nhận thấy “dấu hiệu của trầm cảm nhẹ” là khi bắt gặp một ai đó với khí sắc trầm, nét mặt hay tâm trạng ủ dột, buồn rầu, u sầu, chán chường, lo lắng, hoặc bi quan. Chẳng hạn như trong một nhóm bạn bè nào đó đang tham gia một hoạt động cực kỳ sôi động và ai cũng vui vẻ, nhưng với người trầm cảm sẽ dễ dàng nhận thấy họ không có biểu lộ sự hân hoan mà thay vào đó vẫn là khuôn mặt thường xuyên buồn bã, chán chường, không cảm xúc hoặc là một người nào đó hay ngồi khóc một mình.

  • Giảm hứng thú, động lực trong mọi việc, cho dù đó là sở thích, niềm yêu thích hay là việc họ thường xuyên làm trước đó. Ví dụ như một người trước đó cực kỳ yêu thích nấu ăn nhưng đột nhiên lại không buồn ngó đến góc bếp hay bất cứ thứ gì có liên quan đến nấu ăn, họ phớt lờ chuyện phải vào bếp nấu ăn.

  • Gặp vấn đề với giấc ngủ. Thói quen ngủ của họ bị rối loạn, hj bị họ bị rthường có 2 trạng thái xảy ra, đó là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Ví dụ như một ai đó lúc cần ngủ thì cứ nằm đó nhưng mắt mở xuyên suốt không hề ngủ, đến khi cần tỉnh táo, cần hoạt động thì họ lại lăn ra ngủ, thậm chí thích ngủ thật nhiều, cả ngày lẫn đêm.

  • Cảm thấy nhàm chán, đôi khi trầm cảm khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ ngơ trống rỗng, thậm chí tê liệt hoàn toàn cảm xúc.  Chẳng hạn như một người xem một bộ phim hài dài nhiều tập, mỗi tập chiếu nhiều cảnh, nhiều phân đoạn, nhiều tình tiết hài hước, li kỳ nhưng với họ tất cả đều nhàm chán, không nhân vật hay nội dung nào khiến họ có hứng thú và cảm xúc. Họ xem nó vì đơn giản bị buộc phải xem, nó là thứ duy nhất họ có để xem.

  • Có cảm giác tội lỗi và thất vọng về bản thân mình, đôi khi cảm thấy mình đáng bị phê phán như những điều mà người khác nói. Chẳng hạn như một người nhận thức được chính sự trầm cảm của bản thân mình và điều đó tạo ra cho họ cảm giác mình thật ích kỷ, vô ơn và thất bại quá nhiều vì để mình mắc bệnh và gây phiền hà đến mọi người xung quanh.

  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng của họ găp vấn đề. Thói quen ăn uống của họ trở nên rối loạn bất thường. Ví như một ai đó đột nhiên “bỏ ăn”- họ không buồn ăn bất cứ thứ gì trong nhiều ngày thậm chí không cảm xúc với thức ăn hoặc đột nhiên trở nên ăn dữ dội, bất cứ thứ gì cũng có thể bỏ vào miệng, muốn ăn tất cả, ăn liên tục.

    Người bị trầm cảm nhẹ có dấu hiệu rối loạn ăn uống.
  • Những việc làm hằng ngày bỗng trở nên quá nặng nề, những người bị trầm cảm dễ bị kích động và chậm chạp trong hoạt động. Ví như một ai đó bình thường thành thạo với việc tỉa cây trong vườn nhưng giờ đây để cầm được và sử dụng thành thạo cái kéo tỉa đồng thời kỹ năng cắt đều cành bỗng trở nên quá phức tạp khiến họ làm hỏng, rồi đâm ra cáu gắt, bực với chính mình, đôi khi khóc lóc điên cuồng.

  • Hay nằm mơ, không thích hoặc thù ghét chiếc gương hay bất cứ thứ gì họ có thể soi mình trong đó. Bởi lẽ người trầm cảm có xu hướng đánh giá cực thấp bản thân và việc thấy mình trong gương như khơi gợi lên sự chán ghét chính mình khiến bệnh tình họ dễ bộc phát, trở nặng hơn.

  • Giảm suy nghĩ, tập trung, mất dần niềm tin, hy vọng vào cuộc sống, dừng các hoạch định tương lai và hay nghĩ ngợi về cái chết.

Vui lòng tôn trọng bản quyền. Nếu sao chép nội dung, hãy ghi nguồn từ www.healingvn.com

Chia sẻ