Đời người ai cũng có thể bị bệnh vài hoặc nhiều lần với vô số bệnh và thời gian mắc bệnh khác nhau . Mỗi căn bệnh đều mang lại những hệ lụy không tốt cho con người. Giống như nhiều bệnh khác, trầm cảm cũng vậy – dù là ở mức độ nhẹ cũng mang lại rất nhiều phiền hà cho chúng ta. Vậy hậu quả nếu không chữa bệnh trầm cảm nhẹ là gì? Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm nhẹ đối với đời sống chúng ta như thế nào?
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Trầm Cảm
1. Người bị trầm cảm thường có ý nghĩ tự tử.
Hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời chữa bệnh trầm cảm nhẹ là “tình trạng bệnh” ngày càng nặng và tàn phá bản thân người bệnh, đỉnh điểm thì có thể người bệnh tự cướp đi mạng sống của mình bằng cách này hay cách khác do ý nghĩ tự sát luôn quẩn quanh trong đầu trước đó. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân và tinh thần của người thân.

2. Khó tập trung:
Khi mắc phải trầm cảm nhẹ người bệnh sẽ khó có thể tập trung làm việc, từ đó ít sáng tạo hơn, đồng thời cũng mất dần khả năng học hỏi, lao động trì trệ không hiệu quả. Điều này có nghĩa là họ sẽ dần trở nên thụ động hơn trong công việc, nguy cơ bị mất việc, thất nghiệp tăng cao.
3. Nguy hại cho sức khoẻ thể chất:
Y học ngày xưa nhấn mạnh “Nộ thương can, Bi thương phế, Tư thương tỳ, Khủng thương thận, Kinh thương vị”. (Giận dữ làm tổn thương gan; buồn phiền tổn thương phổi; lo nghĩ tổn thương dạ dày; Sợ hãi tổn thương thận). Điều này có thể hiểu rằng chính các trạng thái ở “tâm” sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận tương ứng trong cơ thể. Trong khi đó ở người trầm cảm nhẹ hầu như đều tồn tại hết các trạng thái này , vậy nên hậu quả nếu không chữa bệnh trầm cảm nhẹ sẽ dẫn đến nguy cơ cho sức khỏe thể chất, nhất là các cơ quan nội tạng sẽ phải chịu nhiều tổn thương và có thể gây nên các bệnh thực thể liên quan.
4. Chi phí điều trị tốn kém:
Nếu không chữa trị kịp thời đến khi bệnh trở nặng dẫn đến thời gian chữa trị lâu hơn và chi phí điều trị cũng tăng cao. Điều này làm phân tán nguồn lực xã hội từ người đến của, thay vì tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách khác còn phải đồng thời đau đầu giải quyết những hậu quả do bệnh trầm cảm để lại.
5. Cô lập bản thân:
Với trạng thái chán chường, bi quan, mệt mỏi của trầm cảm nhẹ khiến bệnh nhân nhanh chóng mất năng lượng để tham gia vào các hoạt động sống, có xu hướng thu mình lại với xã hội, ngại giao tiếp,.. Từ đó hậu quả nếu không chữa bệnh trầm cảm nhẹ là việc bệnh nhân dễ xa rời thực tế, mất dần khả năng giao tiếp, kỹ năng sống và tách biệt dần khỏi xã hội.
