Đó là một cảm xúc được lập trình sẵn vào tất cả các loài động vật và con người như là một phản ứng bản năng đối với nguy hiểm tiềm ẩn. Mục đích chính là giúp bảo vệ bản thân chúng ta.
Một số các phản ứng của cơ thể có liên quan với nỗi sợ hãi là:
- Tim đập nhanh
- Huyết áp tăng
- Cơ bắp căng cứng
- Các giác quan sắc bén hoặc chuyển hướng
- Sự giãn nở của con ngươi (để ánh sáng đi vào nhiều hơn)
- Tăng tiết mồ hôi
- Tất cả các cơ chế bảo vệ để tăng cơ hội sống sót của chúng ta.
Sợ hãi có thể từ nhẹ đến cực độ và đôi khi có thể cứu chúng ta, nhưng quá sợ hãi có thể làm chúng ta bất lực đến nỗi nó gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Một số dạng sợ hãi đặc biệt hình thành từ các khái niệm hoặc đồ vật hoặc động vật nhất định thường được gọi là ám ảnh.
Một số loại ám ảnh phổ biến là sợ nhện (Arachnophobia), sợ máu (Hemaphobia), sợ độ cao (Acrophobia), sợ không gian kín (Claustrophobia), sợ nói trước công chúng (Glossophobia), và sợ thi cử (Testophobia). Những dạng sợ hãi không phổ biến khác là sợ gương soi (Catoptrophobia), sợ tóc (Chaetophobia) sợ bị cù lông vũ (Pteronophobia), và sợ công việc (Ergophobia). Tuy nhiên, các nhà chuyên môn vẫn đang chẩn đoán những nguyên nhân mới gây ra nỗi sợ.
Những loại sợ hãi khác nhau
Có nhiều nỗi sợ khác nhau. Hình thức sợ hãi nhẹ có thể nhằm để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta tránh các rắc rối không cần thiết. Nỗi sợ nghiêm trọng hơn thỉnh thoảng có thể làm chúng ta bất lực, Nếu chúng ta tập trung vào nỗi sợ hãi từ một sự kiện trong tương lai, thì đó được xem là lo lắng. Lo lắng có thể giúp chúng ta tập trung vào nhiệm vụ sắp tới nhưng nếu sự lo lắng này không biến mất đi khi chúng ta đang thực thi nhiệm vụ, thì nó có thể khiến chúng ta làm việc kém hiệu quả bởi vì khi đang trong tâm trạng lo lắng, cơ bắp chúng ta bị căng cứng và cơ thể và tâm trí chúng ta không thể hoạt động trôi chảy.
Khi nỗi sợ hãi thực sự tăng lên quá nhanh và vượt quá khả năng phản ứng nhất định, nó gây ra sự hoảng loạn. Trong hầu hết các trường hợp hoảng loạn, những tổn hại thực tế hoặc mức độ tác hại thực sự bị thổi phồng lên gấp nhiều lần do nạn nhân nghĩ rằng họ sẽ có tổn hại lớn, do đó họ đẩy sự sợ hãi lên trạng thái báo động. Khi một người liên tục sống trong trạng thái này, cuộc sống có thể bị tê liệt.
Đôi khi, hình thức hoảng loạn này kèm theo một ám ảnh, nhưng không phải tất cả các ám ảnh đều dẫn đến sự khủng hoảng.
Hoảng loạn là một phản ứng tức thì của cơ thể đối với những sợ hãi không thực tế và không hợp lý. Điều này có thể có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và cảm xúc cũng như khả năng đạt được toàn bộ tiềm năng của bạn.
Làm thế nào để vượt qua sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh?
Bước đầu tiên trong tất cả các qui trình chữa lành là nhận biết vấn đề. Nhận thức được vấn đề của bạn là rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán. Không ai có thể giúp được một người khi người đó không cần sự giúp đỡ. Vì vậy, trong qui trình chẩn đoán, chúng tôi sẽ có phần đánh giá về các vấn đề có liên quan hoặc có vẻ như không liên quan trong cuộc sống của một người. Từ đó chúng tôi có thể đánh giá loại sợ hãi mà người đó đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ, tần suất các cơn, nó ảnh hưởng đến cá nhân như thế nào, mong muốn loại bỏ nỗi sợ đó, v…v… Sau khi đánh giá xong, chúng tôi sẽ tiến hành lựa chọn và giải thích các công cụ sẽ được sử dụng để trị liệu.
Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi tại đây để được tư vấn.